THỦ TỤC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ – EZ Holdings
 THỦ TỤC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

THỦ TỤC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Liên hệ

Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu. Chúng không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu. Đây là 2 thuật ngữ khá quen thuộc, song lại có nhiều khác biệt cơ bản dễ gây nhầm lẫn. Trong bài viết này, EZ sẽ cùng các bạn tìm hiểu để về hai loại chứng nhận này nói chung và thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam nói riêng.

1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Chứng nhận lãnh sự là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự (Consular Legalization/Legalization of documents) là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam (Khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự). Như vậy, những giấy tờ của nước ngoài để được công nhận và sử dụng hợp pháp tại Việt Nam thì yêu cầu phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận thông qua con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đó.

Tương tự, chứng nhận lãnh sự được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

2. Các loại giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự - Được và Không được?

2.1 Các loại giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự 

  • Hợp pháp hóa lãnh sự giấy kết hôn.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ – văn bản.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp,…

2.2 Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự

  • Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  • Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  • Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Lưu ý: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tài liệu sử dụng khi làm việc với cơ quan nhà nước phải bằng tiếng Việt. Vì vậy, trong một số trường hợp, sau khi tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự, phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực một lần nữa mới sử dụng để làm việc với cơ quan nhà nước tại Việt Nam.

2.3 Thủ tục và hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam

Đối với việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài, cần có:

  • Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của người nước ngoài;
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp lãnh sự.

Đối với việc chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam, cần có:

  • Tờ khai chứng nhận/hợp pháp lãnh sự;
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hộ chiếu của người Việt Nam;
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.

Gọi ngay (0869 907 519 | 0867 439 725) hoặc gửi email tới support@eztour.vn để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.

3. Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự là bao nhiêu?

Theo Thông tư 157/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý. Và sử dụng phí hợp pháp hóa lãnh sự, thì lệ phí hợp pháp lãnh sự là:

  • Chứng nhận lãnh sự: 30.000 ( ba mươi nghìn ) đồng/lần.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 ( ba mươi nghìn ) đồng/lần.
  • Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 ( năm nghìn ) đồng/lần.

Lưu ý: Lệ phí nhà nước chứng nhận và hợp pháp hóa thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).

4. Một số câu hỏi thường gặp

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục hồ sơ, EZ Holdings nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng:

4.1. Hỏi - Thực hiện hợp pháp hóa mất thời gian bao lâu?

Trả lời – Thời gian hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu còn tùy thuộc vào số lượng cũng như tính chất của loại hồ sơ, tài liệu. Thông thường là khoảng từ 1 ngày đến 14 ngày.

4.2. Hỏi - Ủy quyền cho người khác đi hợp pháp hóa được không?

Trả lời – Tùy theo từng cơ quan lãnh sự sẽ có quy định được ủy quyền hay không. Tuy nhiên, lãnh sự của các nước như Mỹ, Ấn Độ, Anh,… yêu cầu đương sự phải có mặt.

5. Có nên tự thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự?

Trên thực tế, EZ ghi nhận có rất nhiều người gặp khó khăn khi tự thực hiện đăng ký hồ sơ như:

  • Sự thay đổi thường xuyên của thủ tục hợp pháp hóa sẽ khiến Quý khách gặp nhiều khó khăn.
  • Có quá nhiều thuật ngữ trong giấy tờ, tài liệu.
  • Mất thời gian, công sức xếp hàng chờ đợi làm hồ sơ.
  • Trong một số trường hợp, quá trình dịch công chứng phức tạp. Đòi hỏi có sự hiểu biết chuyên nghiệp cao.

6. Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự 

Với những khó khăn mà Quý khách có thể gặp phải trong khâu chuẩn bị hồ sơ và cũng như tính gấp rút của thời gian, bạn có thể sẽ cần tìm đến dịch vụ hỗ trợ tại EZ. Đến với EZ Holdings, Quý khách sẽ được:

  • Cập nhật nhanh chóng các thông tin về thủ tục, quy trình làm việc của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
  • Luôn bảo mật thông tin khách hàng.
  • Rút ngắn thời gian làm việc.
  • Tối ưu chi phí và xuất hóa đơn VAT đúng dịch vụ.
  • Đảm bảo tính chính xác và đúng yêu cầu của khách hàng.
  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng về các dịch vụ khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hợp pháp hóa lãnh sự. Quý khách hàng cần hỗ trợ dịch vụ nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với EZ qua SĐT 0869 907 519 | 0867 439 725 để được tư vấn chi tiết!